Tay nắm cửa là gì? Những dòng tay nắm cửa phổ biến trên thị trường
Tay nắm cửa là gì? Nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng trên thực tế đây là một chi tiết nhỏ làm ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm sử dụng và tính thẩm mỹ của các loại cửa. Tay nắm cửa là bộ phận dùng để đóng/mở cửa, được gắn trực tiếp lên bề mặt cửa để người dùng dễ dàng thao tác.

Hơn hết, tay nắm cửa không chỉ xuất hiện trên cửa ra vào, mà còn xuất hiện trên nhiều thiết bị nội thất khác như tủ quần áo, rèm ngăn lạnh hay cửa lưới muỗi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về “tay nắm cửa là gì“, các loại tay nắm cửa phổ biến và ứng dụng của chúng cùng Funismart nha.
Các loại tay nắm cửa thường thấy hiện nay và ứng dụng của chúng
1. Tay nắm cửa dạng âm lõm
– Thiết kế ẩn vào bề mặt, không nhô ra ngoài. Tích hợp hệ thống khóa chìa chốt sặp vô cùng tiện lợi và hiện đại.

– Ứng dụng: Phù hợp với các cánh tủ quần áo cánh lùa. Trong đó có các loại như cửa nhôm xếp, cửa tủ nhựa MDF Melamine,…
– Ưu điểm: Khác biệt với các dòng tay nắm truyền thống. Gọn gàng, góp phần tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian hiện đại.
2. Tay nắm cài
– Thiết kế đơn giản, thường làm từ nhựa. Khi lắp, người dùng chỉ cần cài tay nắm vào cánh cửa, sao cho ngàm trên tay nắm khớp vào các ray– không cần khoan đục, không dùng vít cố định. Có 2 dạng tay nắm cày: Loại trượt linh động trên ray và loại lắp cố định không di chuyển.

– Ứng dụng: Phù hợp với các dòng cửa nhôm kính mỏng, rèm/vách ngăn tổ ong, cửa lưới chống muỗi, hoặc cửa tạm.

– Ưu điểm: Lắp đặt nhanh chóng, không gây hư hại cửa. Dễ thay thế, tiện dụng, giá thành rẻ.

3. Tay nắm cửa dạng thanh dài (bar handle)
– Thiết kế dạng thanh dài, dễ cầm nắm, thường bằng kim loại hoặc inox. Thanh nắm cửa này được bắt vít cố định vào thanh cửa.

– Ứng dụng: Rất phổ biến ở cửa tủ quần áo, tủ bếp, cửa kính, hoặc cửa ra vào chính.

– Ưu điểm: Cứng cáp, bền bỉ, phù hợp với mọi phong cách nhà ở.
4. Tay nắm bán nguyệt bắt vít
– Thiết kế có hình dạng cong bán nguyệt, được gắn cố định vào cửa bằng vít. Chất liệu phổ biến là inox, hợp kim nhôm sơn tĩnh điện hoặc nhựa. Thiết kế cong giúp dễ cầm nắm, thao tác kéo mở mượt mà.

– Ứng dụng: Thường được dùng cho cửa lưới chống muỗi, cửa nhôm kính lùa, hoặc tủ quần áo, tủ bếp.

– Ưu điểm: Cứng cáp, dễ cầm nắm, dễ thao tác kể cả với trẻ em hoặc người lớn tuổi. Đây là loại tay nắm lý tưởng cho các cánh cửa di chuyển thường xuyên, đòi hỏi độ bền cao và khả năng cố định chắc chắn trong quá trình sử dụng lâu dài.
5. Tay nắm tròn
– Thiết kế dạng hình cầu hoặc tròn dẹt, có thể tích hợp chức năng khóa.

– Ứng dụng: Các tay nắm tròn vẹt thích hợp cho cánh cửa tủ bếp, tủ quần áo. Còn các dòng thiết kế hình cầu phổ biến cho cửa ra vào, cửa nhà vệ sinh, cửa ngăn phòng.

– Ưu điểm: Nhỏ gọn, thao tác dễ dàng.
Gợi ý chọn tay nắm cửa phù hợp cho các thiết bị trong nhà bạn
Thiết bị | Loại tay nắm phù hợp | Lợi ích |
Tủ quần áo nhựa, gỗ cánh lùa | – Tay nắm âm – Tay nắm thanh dài – Tay nắm bán nguyệt | Gọn gàng, sang trọng |
Rèm tổ ong/vách ngăn tổ ong | – Tay nắm bán nguyệt – Tay nắm cài | Linh hoạt, dễ dàng thao tác, dễ dàng thay mới |
Cửa lưới chống muỗi | – Tay nắm bán nguyệt – Tay nắm cài | Thao tác linh hoạt, không vướng |
Tủ bếp | – Tay nắm âm – Tay nắm thanh dài – Tay nắm bán nguyệt | Hiện đại, dễ thao tác |
Kết luận
Hy vọng qua những chia sẻ trên của Funismart, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Tay nắm cửa là gì?” Đồng thời bài viết cũng giúp bạn có những đánh giá và lựa chọn đúng loại tay nắm sẽ giúp bạn thao tác dễ dàng hơn mỗi ngày và duy trì độ bền cho thiết bị.

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về cách tay nắm được ứng dụng thực tế trên từng thiết bị, hãy tham khảo ngay các danh mục như cửa lưới chống muỗi, rèm tổ ong, tủ bếp, hay tủ quần áo tại Funismart. Tại đây, chúng tôi cung cấp nhiều mẫu thiết bị nội thất trang bị tay nắm cửa hiện đại sẵn có, đồng thời có thể linh hoạt điều chỉnh theo nhu cầu và phong cách thiết kế riêng của bạn.